Tiểu Sử

divider

Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc vì hai cụ thân sinh ông đều là nghệ sỹ tài tử chơi nhạc cổ truyền Việt Nam, nên từ nhỏ ông đã hấp thụ những nguồn nhạc đặc biệt dân tộc tính. Ông bắt đầu học nhạc năm 13 tuổi và khi ông lên 18 tuổi, ông đã sáng tác ca khúc đầu tay là bài “Ra đi khi trời vừa sáng”. 

Năm 1945, cùng với phong trào toàn dân kháng chiến chống Pháp dành Độc Lập, Phạm Đình Chương (cùng các anh em Phạm Đình Viêm (Hoài Trung), Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh)) gia nhập ban văn nghệ Quân Đội ở Liên Khu III, IV, đi khắp một giải Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, từ đồng nội tới núi rừng, vừa lưu diễn vừa sáng tác.

Năm 1951, ông và gia đình di cư vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng lẫy lừng và hoạt động liên tục trên các Sân Khấu, Đài Phát Thanh, Đài Truyền Hình miền Nam. Ông được coi là người có công đầu trong nỗ lục dẫn dắt nền nhạc Việt từ lối đơn âm tới chỗ đa âm (hợp ca nhiều giọng), điển hình là sự thành công vượt bực của ban hợp ca Thăng Long trong suốt mấy thập niên qua. Trong thập niên 50, Phạm Đình Chương của lứa tuổi 20 ngoài đã sáng tác một số các tác phẩm nay đã trở thành “classic” như Mộng Dưới Hoa, trường ca Hội Trùng Dương, Thủa Ban Đầu, Xuân Tha Hương, Đón Xuân và dĩ nhiên không ai có thể không nhắc tới ca khúc Ly Rượu Mừng.

Trong thập niên 1960, ông đã nhận lời phụ trách chương trình ca nhạc tại một phòng trà trên đường Nguyễn Huệ mà ông đặt tên là Đêm Màu Hồng. Với ban hợp ca Thăng Long (cùng Thái thanh và Hoài Trung), ông đã biến phòng trà này thành một nơi hội tụ thường xuyên của các văn nghệ sĩ hàng đầu của miền Nam. Trong cái không khí dào dạt thơ nhạc đó, ông đã sáng tác một loạt các ca khúc phổ thơ rất thành công và được yêu chuộng, nay đã gắn liền với tên tuổi của ông như: Nửa Hồn Thương Đau, Ngợi Ca Tình Yêu và Đêm Màu Hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (Trần Dạ Từ) và nổi bật nhất là ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng). Từ đó, Phạm Đình Chương thường được cho là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất.

Sau biến cố tháng Tư 1975 tại Việt Nam, ông bị kẹt lại cho tới cuối năm 1979 mới vượt biển sang Hoa Kỳ tìm tự do. Ông cùng gia đình định cư tại quận Cam, thuộc miền Nam California từ đó. Để thích ứng với hoàn cảnh, ông đi học và trở thành một trác hoạ viên kỹ thuật. Bên cạnh cuộc sống của một người chủ gia đình bình thường, ông có sáng tác được một số ca khúc, phần lớn phổ thơ và nói lên nỗi niềm nhung nhớ quê hương đất nước mà ông đã phải xa rời như các ca khúc: Đêm Nhớ Trăng Sài gòn, Quê Hương Là Người Đó, Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển (phổ thơ Du Tử Lê), Hạt Bụi Nào Bay Qua (Thái Tú Hạp), Ta Ở Trời Tây (Kim Tuấn) v.v.. Trong những năm cuối cùng, ông đã tham dự những buổi trình diễn rất thành công mang chủ đề “40 năm âm nhạc Phạm Đình Chương” do các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng như Âu Châu tổ chức.

Vào mùa hè năm 1991, ông lâm bệnh và mất đi vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại quận Cam, California , hưởng dương được 62 tuổi. Ông ra đi để lại vợ và ba người con. Theo như gia đình ông kể lại, tám năm sau, sau khi nghệ sĩ lão thành Hoài Trung qua đời vào năm 1998, trong một buổi sáng nắng ấm tại miền nam Cali, gia đình ông đã đem cốt của hai ông cùng rải ngoài biển Long Beach, như trong một ca khúc ông đã soạn nhan đề “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”.

50 NĂM ÂM NHẠC PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

divider

BỘ ĐĨA BOX SET 4 CD         PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG – TÌNH KHÚC TIÊU BIỂU

AUTONOME RECORDS

2014          CRIMINAL ROBOTS

AUTONOME RECORDS

2013          SHADOWS

AUTONOME RECORDS

2012          MOMENT

AUTONOME RECORDS

2011          CROMA VICE

AUTONOME RECORDS

2011          TIMELESS

AUTONOME RECORDS

MEDIA

divider